Khám phá cách khởi nghiệp của các CEO Việt
Nhớ lại những ngày đầu thành lập Cốc Cốc, anh Thanh nói: “Khi quyết định thành lập công ty, chúng tôi không có tiền, không có nhân viên và cả tên thương hiệu. Thứ duy nhất
Sẵn sàng từ bỏ công việc lương nghìn đô và chấp nhận thử thách để khởi nghiệp, CEO công nghệ Việt đang từng bước khẳng định tên tuổi và vị thế của mình.
Khởi nghiệp phải chấp nhận thử thách
Ít ai biết rằng trước khi thành công trên lĩnh vực thương mại điện tử, CEO trẻ nhất tập đoàn FPT – Nguyễn Hải Linh đã từng bị…thất nghiệp. Nhưng với sự nỗ lực hết mình, chăm chỉ phấn đấu, sẵn sàng chấp nhận thử thách, Nguyễn Hải Linh đã thành công với sendo.vn
Gia nhập FPT, Trần Hải Linh làm việc tại FPT Telecom một thời gian ngắn rồi chuyển sang FPT Online. Được lãnh đạo tin tưởng, anh được giao vị trí TGĐ của 3 công ty trước khi là CEO Sendo – lãnh đạo trẻ nhất điều hành một công ty thành viên của tập đoàn. Chia sẻ về thành công và thất bại, TGĐ Sàn thương mại điện tử nhận định tỷ lệ là 50-50. “Kỷ niệm nhớ mãi là dự án thanh toán – món hay mà FPT gọi tôi về làm. Thất bại do chưa tìm hiểu và đánh giá kỹ, công ty đóng cửa và tôi ngậm ngùi chứng kiến nhiều anh em ra đi. Một phần do lúc đó tôi làm rất nhiều dự án cùng lúc nên đã bị sao nhãng khiến công ty mắc phải một số sai lầm mà lẽ ra có thể tránh được”, giọng anh Linh trùng xuống. “Tôi đã chưa tập trung và không làm đến cùng”.
Nguyễn Hải Linh chia sẻ: “Việc khởi nghiệp sẽ phải chấp nhận nhiều thử thách. Đơn cử như cá nhân tôi đang có công việc ổn định ở một tập đoàn lớn, về Sendo, lương giảm đi 70%, chưa kể đến chuyện đối phó với tình huống “mất người” như cơm bữa, khi các đối thủ như Ladaza hay Vingroup cũng gia nhập thị trường này. Khởi nghiệp là phải chấp nhận rủi ro, dám đi đến cùng, không có gan chấp nhận thì sẽ không có gan làm.
Sendo.vn là một dự án thương mại điện tử do Công ty CP Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) phát triển, được khởi động từ cuối năm 2011. Đến tháng 5/2014, Sendo chính thức tách ra thành công ty riêng. Sendo cung cấp cho khách hàng dịch vụ mở một cửa hàng kinh doanh online miễn phí, phù hợp với đối tượng muốn kinh doanh nhưng ít vốn.
“Thất bại là mẹ của thành công”
“Không bao giờ được từ bỏ. Nếu có thất bại thì hãy tìm hiểu vì sao mình thất bại. Thất bại là mẹ của thành công” . Đó là bài học mà anh Lê Văn Thanh, Đồng sáng lập Cốc Cốc đã đúc rút được sau quá trình khởi nghiệp.
Nhớ lại những ngày đầu thành lập Cốc Cốc, anh Thanh nói: “Khi quyết định thành lập công ty, chúng tôi không có tiền, không có nhân viên và cả tên thương hiệu. Thứ duy nhất chúng tôi có là niềm tin vào sự thành công của dự án và vì thế chúng tôi không từ bỏ. Chúng tôi đã may mắn khi nhận được một số khoản tiền nhỏ từ những nhà đầu tư Nga lúc mới bắt đầu. Họ tin tưởng vào tiềm năng của chúng tôi”.
“Khi nhận được những khoản tiền đầu tư đầu tiên, chúng tôi tập trung phát triển một số mảng cốt lõi. Sau vài tháng, chúng tôi đã thành công trong việc thêm một số âm ngôn ngữ vốn rất cần trong văn bản tiếng Việt và điều này không chỉ gây ấn tượng với các nhà đầu tư mà còn củng cố thêm niềm tin của họ vào dự án. Sau đó, chúng tôi nhận được những khoản đầu tư lớn hơn, một vài nhà đầu tư thậm chí còn giúp chúng tôi tìm ra những kỹ sư công nghệ tài năng để tham gia vào đội ngũ phát triển. Đến giữa năm 2013, chúng tôi đã phát triển được 2 sản phẩn chính là: Công cụ tìm kiếm Cốc cốc và trình duyệt Cốc Cốc. Hiện nay, Cốc Cốc là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều thứ 2 tại Việt Nam, chỉ sau Google.
Đặc biệt coi trọng yếu tố giao tiếp qua mạng
Đó là lời khuyên của anh Đinh Viết Hùng – CEO của JoomlArt. Sẵn sàng bỏ việc lương 5.000 USD ở công ty dầu khí lớn để thành lập Công ty Giải pháp J.O.O.M. Ai cũng nói anh “gàn”. Nhưng bằng niềm đam mê và quyết tâm anh hùng đã biến điều không thể thành có thể.
Thành lập từ năm 2006, đến nay, J.O.O.M đã là một trong những công ty hàng đầu về thiết kế và phát triển các ứng dụng web cũng như thương mại điện tử nổi tiếng trong cộng đồng mã nguồn mở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
Thị trường chính của công ty là châu Âu, Mỹ , châu Á và Việt Nam. JoomlArt.com, kênh phân phối trực tiếp của Công ty là một trong những trang web được cộng đồng mã nguồn mở ưa chuộng, hàng tháng nhận được 1,5 triệu lượt khách tham quan và được xếp hạng 9/10 theo công cụ tìm kiếm Google.
Anh Hùng chia sẻ: “Ngay từ khi thành lập Công ty, tôi đã nghĩ đến việc phải kiếm được khách nước ngoài và hướng đến thị trường bên ngoài chứ không chỉ ở Việt Nam”.
Đến cả việc mình làm ra sản phẩm, nhưng để bán được sản phẩm, tôi phải nhờ một người bạn Mỹ đứng ra làm đại diện, mở tài khoản, nói chuyện với khách hàng nước ngoài, nhận tiền và chuyển cho mình… Giờ đây mọi việc đã đơn giản hơn rất nhiều. Với một DN, tôi cho rằng, để đi xa phải luôn có chiến lược rõ ràng.
Làm về internet và thương mại điện tử, phải đặc biệt coi trọng yếu tố “giao tiếp” qua mạng và mọi người trong doanh nghiệp đều chính là nhân viên bán hàng. Tham gia cộng đồng trao đổi, gửi email trả lời một thắc mắc của khách hàng được chia sẻ trên diễn đàn, đó chính là cách bạn bán sản phẩm. Dựa vào những thông tin đó hoặc được quảng cáo “truyền miệng” qua internet, nhiều khách hàng khác sẽ đến với bạn.
Khác với quan điểm của anh Thanh, nếu thời gian quay ngược lại, tôi sẽ xem xét việc tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư bên ngoài. Khi có nhà đầu tư vào, họ sẽ gây ra sức ép với mình, giúp mình làm việc tích cực hơn. Họ lấy đi của mình nhiều thì mình sẽ có động lực kiếm được nhiều tiền hơn nữa”.
Leave a Reply