6 quy tắc đúng tuyệt đối khi khởi nghiệp
Vì thế, một mặt bạn cứ áp dụng những chuẩn mực đã công nhận rộng rãi cho hoạt động kinh doanh của mình nhưng mặt khác cũng đừng để những khuôn khổ đó bó hẹp mình. Hãy tìm
Không ai sinh ra được trang bị những kỹ năng để xây dựng và điều hành một doanh nghiệp. Muốn gặt hái được những kết quả như mong đợi, bạn phải trải qua hàng trăm sai lầm, thất bại. Bạn phải hiểu tại sao mục tiêu của mình lại cần thiết và làm cách nào để đạt được nó. Vì những lý do này, sau đây là danh sách 5 quy tắc mà bạn phải tuyệt đối tuân thủ khi mở một công ty.
1. Lên kế hoạch kinh doanh
Bản kế hoạch kinh doanh là một câu trả lời chính thức cho câu hỏi; công ty của bạn là ai, làm cái gì và tại sao. Nó cung cấp một cái nhìn cụ thể về hình thức tổ chức, đối tượng sản phẩm, mục tiêu hoạt động, chiến lược kinh doanh của công ty bạn. Nó cũng là căn cứ để các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng rót vốn cho bạn.
Nhưng bên cạnh tác dụng mang tính hướng ngoại đó thì việc lên kế hoạch kinh doanh còn giúp bạn hình có suy nghĩ và hình dung rõ ràng về công ty của mình. Hơn ai hết, bạn phải là người tin tưởng vào tầm quan trọng và khả năng thành công của nó thì mới có thể thuyết phục mọi người cung tham gia hỗ trợ, hợp tác và đầu tư.
Khi đã lên được một kế hoạch kinh doanh tỉ mỉ, chi tiết, bước tiếp theo sẽ là:
2. Tầm sư học đạo
Hãy tìm một ai đó hiểu rõ về đường đi nước bước của thị trường và đối tượng khách hàng mà bạn đang nhắm đến để nhờ họ góp ý cho bản kế hoạch kinh doanh của mình. Với những kinh nghiệm và hiểu biết chuyên môn, họ sẽ cho bạn những lời khuyên quý báu để từ đó bạn có thể điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình, tinh giản bộ máy trong khi nâng cao được hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, do được cọ xát nhiều với thực tế, họ sẽ biết phải đề cao lợi ích tiềm năng của sản phẩm và chiến lược thị trường. Làm theo họ sẽ giúp bạn tập trung vào các lĩnh vực cần quan tâm và do đó dễ dàng thành công hơn.
Sau khi hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh dựa vào những lời tư vấn của người đi trước, bước tiếp theo là:
3. Chọn nhà đầu tư phù hợp
Chọn món đầu tư không quan trọng bằng chọn nhà đầu tư. Một nhà đầu tư lý tưởng sẽ chia sẻ tầm nhìn với bạn và sẵn sàng góp ý để mọi thứ tốt lên chứ không can thiệp sâu vào công việc kinh doanh.
Tuỳ theo chu kỳ kinh doanh bạn hãy đặt ra những mục tiêu rõ ràng về quá trình hình thành và tiêu thụ sản phẩm cũng như thời điểm mà nhà đầu tư có thể kỳ vọng thu được lợi nhuận. Tránh xa những nhà đầu tư dùng tiền để mua chuộc bạn, khiến bạn bội tín với những người khác. Tiếp tay cho những hành động vô đạo đức như vậy chỉ làm tổn hại danh tiếng của bạn, vì thế hãy chủ động phòng ngừa.
Sau khi đã chọn được nhà đầu tư phù hợp, hãy chuyển sang bước tiếp theo:
4. PR quyết liệt
Khi mới bắt đầu, bạn cần điểm tựa để duy trì hoạt động kinh doanh của mình và chứng minh được rằng sản phẩm của mình thực sự có chỗ đứng trên thị trường.
Để tạo ra điểm tựa, bạn phải tích cực giới thiệu về lợi ích sản phẩm của mình thông qua PR, email, chia sẻ trên mạng xã hội, bình luận của khách hàng, demo sản phẩm, truyền miệng… Đây là những công cụ quảng cáo tích cực, đặc biệt là những lời chứng thực của khách hàng về uy tín của sản phẩm. Chúng sẽ khiến nhà đầu tư cảm thấy an tâm hơn.
Ngoài ra, bạn hãy học cách để giới thiệu sản phẩm trong một bài thuyết trình ngắn (dưới 5 phút) và tham gia trình bày tại các sự kiện công cộng.
Khi đã huy động được vốn đầu tư và tạo được uy tín sản phẩm, hãy sẵn sàng cho bước tiếp theo.
5. Không chùn bước trước những ý kiến phản hồi
Ý kiến phản hồi là căn cứ để bạn đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và mức độ hài lòng của khách hàng. Chúng cũng có tác dụng trong việc hoàn thiện tính năng của sản phẩm cũng như quy trình hoạt động kinh doanh.
Vì thế, tuy khó nghe nhưng những lời phê bình, góp ý thẳng thừng sẽ chỉ tốt cho doanh nghiệp của bạn. Hãy trân trọng đón nhận chúng để cải tiến sản phẩm, hoạt động của mình thay vì coi chúng là những lời chỉ trích, miệt thị mang tính cá nhân.
6. Mạo hiểm một cách có tính toán
Ở một mức độ hợp lý, doanh nhân có thể thách thức cả những gì được coi là chân lý, là hình mẫu trên thị trường.
Vì thế, một mặt bạn cứ áp dụng những chuẩn mực đã công nhận rộng rãi cho hoạt động kinh doanh của mình nhưng mặt khác cũng đừng để những khuôn khổ đó bó hẹp mình. Hãy tìm cơ hội để làm mới mình, tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh (ở năng sản phẩm, văn hóa làm việc, chiến lược tiếp thị…). Như Sara Blakely, nhà sáng lập Spanx đã nói: “Hãy khai thác những gì bạn không biết, đặc biệt là trong thời gian đầu, bởi vì những thứ đó có thể trở thành tài sản lớn nhất của bạn và đảm bảo rằng thứ bạn làm sẽ là độc nhất, không giống bất kỳ ai”.
Leave a Reply